Nhiệt độ Độ EC và TDS đối với trồng rau thủy canh

Nhiệt độ Độ EC và TDS đối với trồng rau thủy canh

Dao động về nhiệt độ trong môi trường dinh dưỡng thủy canh không chỉ tác động đến pH mà còn ảnh hưởng đến độ hòa tan của các chất dinhdưỡng.

Nhiệt độ Độ EC và TDS đối với trồng rau thủy canh

Nghiên cứu về nhiệt độ của nước đối với sự hòa tan của các khoáng chất được sử dụng thì khoảng nhiệt độ thích hợp nhất là 200C – 220C. Nếu nhiệt độ thấp hơn khoảng nhiệt độ trên thì các chất khó hòa tanđược.
 
 
  • Hai yếu tố cần được xem xét để nghiên cứu một dung dịch bổsung:
  + Thành phần dung dịch 
  + Nồng độ dung dịch
 
  • Trong thời gian sinh trưởng và phát triển của cây, cây sẽ sử dụng các chất dinh dưỡng theo nhu cầu đòi hỏi củachúng.
  • Đối với loại cây có thời gian sinh trưởng tương đối dài thì việc bổ sung dung dịch dinh dưỡng là rất cầnthiết.
  • Trong nghiên cứu người ta có thể dựa vào giá trị của độ dẫn điện (EC), tổng lượng chất rắn hòa tan (TDS) của các máy đo để điều chỉnh bổ sung chất dinh dưỡng vào môi trường trồng thủycanh.
  • Độ dẫn điện (EC) để chỉ tính chất của một môi trường có thể truyền tải được dòng điện. Độ dẫn điện của một dung dịch là khả năng dẫn điện của dung dịch này được đo bằng những điện cực có diện tích bề mặt là 1cm2 ở khoảng cách 1cm, đơn vị tính là mS/cm; hầu hết các dung dịch dinh dưỡng có giá trị EC nhỏ hơn 4 mS/cm, nếu lớn hơn sẽ gây hại cho câytrồng.
  • Tổng khối lượng chất rắn hòa tan được đo bằng những máy đo TDS theo đơn vị ppm
  • Chỉ số EC cũng như TDS chỉ diễn tả tổng nồng độ ion hòa tan trong dung dịch, chứ không thể hiện được nồng độ của từng thành phần riêng biệt. Trong suốt quá trình tăng trưởng cây hấp thụ khoáng chất mà chúng cần, do vậy việc duy trì giá trị EC và TDS ở một mức ổn định là rất quan trọng. Nếu dung dịch có chỉ số EC (hoặc TDS) cao thì hấp thu nước của cây diễn ra nhanh hơn sự hấp thu khoáng, hậu quả là nồng độ các chất dinh dưỡng rất cao và gây ngộ độc cho cây. Khi đó ta cần bổ sung thêm nước vào môi trường. Ngược lại, nếu chỉ số  EC (hoặc TDS) thấp thì cây hấp thu chất khoáng nhanh hơn hấp thu nước và  khi đó chúng ta phải bổ sung thêm chất khoáng vào dungdịch.
                                         Một số giới hạn EC và TDS đối với một số loại cây trồng.
 
Cây trồng EC (mS/cm) TDS (ppm)
Cầm chướng 2,4 – 5,0 1400 - 2450
Địa lan 0,6 – 1,5 420 - 560
Hoa hồng 1,5 – 2,4 1050 - 1750
Cà chua 2,4 – 5,0 1400 - 3500
 
Xà lách 0,6 – 1,5 280 - 1260
Xà lách xong 1,5 – 2,4 280 - 1260
Cây chuối 2,4 – 5,0 1260 - 1540
Cây dứa 2,4 – 5,0 1400 - 1680
Dâu tây 1,5 – 2,4 1260 - 1540
Ớt 1,5 – 2,4 1260 - 1540
 
 

  Ý kiến bạn đọc

Phóng sự - Video clips

Phóng sự về Phương pháp trồng rau thủy canh của Kỹ sư Nguyễn Văn Cao

Dự án một hình thực nghiệm trồng rau thủy canh của Sở KHCN tỉnh Quảng Ngãi
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây